Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì và thực phẩm nào tốt cho bé

Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì và thực phẩm nào tốt cho bé

Trẻ 5 – 6 tháng ăn được những gì để đủ dinh dưỡng, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ? Mách mẹ thực đơn ăn dặm khoa học cho bé cao lớn, thông minh. Hãy để Baby Shark tổng hợp giúp bạn những công thức ăn dặm qua bài viết Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì và thực phẩm nào tốt cho bé này nhé. 

Cột mốc đầu tiên cho hành trình ăn dặm

Khi nào bé con của bạn sẵn sàng cho việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ? Bé 5 tháng ăn dặm được chưa và bé 5 tháng tuổi ăn được những gì? Thường bé 4 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với thức ăn loãng và đến tháng thứ 5 là cột mốc cho bé chuyển sang thức ăn đặc hơn xíu. Đối với câu hỏi bé 5 tháng ăn dặm được chưa, mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện sau ở bé thì đây là thời điểm có thể tập cho bé ăn dặm:

  • Có thể giữ thẳng đầu, cổ khi ngồi vào ghế ăn
  • Mở miệng khi mẹ đưa thức ăn đến
  • Có phản xạ dùng lưỡi tém thức ăn từ thìa vào trong miệng
  • Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh
Cột mốc đầu tiên cho hành trình ăn dặm
Cột mốc đầu tiên cho hành trình ăn dặm

Các dụng cụ hỗ trợ cho bé ăn dặm

Nồi nhỏ: hay còn gọi là quánh nấu bột. Mẹ nên dùng chất liệu chống dính và chọn loại có dung lượng vừa với sức ăn của bé.

Thìa đo lường: mẹ nên chọn loại có dung tích dưới 15ml hoặc bộ 3 chiếc có kích thước hơn kém nhau ½, rất tiện lợi khi sử dụng.

Cốc đo lường: dùng để đong gạo nấu cháo hay đong nước khi chế biến món ăn. Mẹ nên mua loại có vạch chia, dung tích khoảng 200ml là đủ.

Dụng cụ vắt: mẹ cần dùng khi vắt nước trái cây cho bé.

Dụng cụ mài: mẹ có thể chọn chất liệu nhựa hay kim loại nhưng nên ưu tiên loại bằng sứ vì dễ sử dụng, làm sạch và rất bén.

Chày và cối: mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ rửa.

Rổ: chỉ cần loại rổ nhỏ là đủ.

Rây: ngoài việc chắt nước canh, rây có thể dùng để loại bỏ muối, dầu mỡ, lọc thực phẩm,…

Các dụng cụ hỗ trợ cho bé ăn dặm
Các dụng cụ hỗ trợ cho bé ăn dặm

Bé muốn ăn dặm có biểu hiện gì?

Bạn có thể cho trẻ ăn dặm từ khi 5 tháng tuổi khi bé có những biểu hiện sau:

  • Bé tỏ ra phấn khích, nhìn chằm chằm vào miệng khi người xung quanh đang ăn.
  • Với tay lấy đồ ăn cho vào miệng.
  • Bé há to miệng và rướn người về phía trước đòi ăn.
  • Bé đùn lưỡi liên tục và thường nhai tóp tép trong miệng.
  • Số lần đòi bú sữa mẹ của bé tăng do nhu cầu dinh dưỡng đang tăng nhanh.
  • Hay thức giấc nửa đêm đòi bú.
Bé muốn ăn dặm có biểu hiện gì?
Bé muốn ăn dặm có biểu hiện gì?

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng tuổi

Dù là ăn dặm truyền thống hay ăn chỉ huy thì khi lên đơn cũng phải tuân thủ những nguyên tắc này.

  • Ăn từ loãng đến đặc: Thức ăn chính của bé 5 tháng vẫn là sữa mẹ vì vậy nếu có ăn bột mẹ cần pha loãng sao cho bột mịn như kem
  • Ăn từ ít đến nhiều: Khởi động quá trình tập ăn, bé 5 tháng tuổi nên được bắt đầu với lượng thật ít. Mẹ có thể cho con ăn khoảng với 1/2 bát bột mỗi bữa, ngày 1-2 lần. Ngay cả khi bé ăn ngon miệng mẹ bỉm cũng nên hạn chế cho ăn quá nhiều
  • Ăn từ ngọt đến mặn: Khi bé tập ăn mẹ chỉ nên nấu các loại bột ngọt như yến mạch, bột gạo với các loại rau, không thêm gia vị. Sau đó chuyển dần sang ăn bột mặn
  • Cho bé làm quen với một thức ăn: Để bé 5 tháng ăn dặm thành công mẹ hãy để con làm quen với một thực phẩm trong khoảng 3-5 ngày. Sau thời gian này nếu bé không có phản ứng nổi ban, rối loạn tiêu hóa thì mẹ tiếp tục cho bé làm quen với thực phẩm mới
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng tuổi
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng tuổi

Kết hợp dinh dưỡng khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Các bé 5 tháng tuổi đa số chưa mọc răng hoặc chuẩn bị mọc răng sữa nên rất thích ăn. Thức ăn dạng hồ bột loãng rất thích hợp cho con ở giai đoạn này. Tuy bé được ăn dặm nhưng mẹ vẫn cần cho con bú hoặc dùng thêm sữa bột, nên bú sữa 5-6 lần/ngày và kết hợp với thức ăn dạng hồ.

Mục đích chính của việc cho bé ăn dặm với thức ăn dạng hồ bột không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn để con quen với các loại thức ăn, rèn thói quen ăn uống tốt.

Để tập cho bé có thói quen tốt, ngay từ khi còn bé thì bố mẹ nên cho bé ăn dặm nước trái cây bằng cách dùng muỗng đút. Sớm nhất là 15 ngày sau khi sinh là bố mẹ có thể dùng muỗng đút nước cho bé rồi.

Kết hợp các loại thực phẩm dễ ăn. Trước hết hãy sử dụng bột ăn dặm cho bé 5 tháng, bạn có thể dễ dàng cho bé ăn bột ăn dặm với hoa quả, hay bột ăn dặm với thịt xay, bột ăn dặm với các loại thủy hải sản.

Một số thực phẩm kết hợp hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé đó là: Cua có thể nấu với khoai mỡ, bí xanh, phô mai, rau đay, rau dền, mướp, đậu hà lan, rau muống, … Thịt gà với bí, rau mồng tơi, đậu…

Kết hợp dinh dưỡng khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Kết hợp dinh dưỡng khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 5 tháng tuổi:

  • Thứ 2: 03 thìa bột sữa + 1 thìa bí đỏ nghiền
  • Thứ 3: 03 thìa bột sữa + 1 thìa cà rốt nghiền
  • Thứ 4: 03 thìa bột sữa + 1 thìa khoai tây nghiền
  • Thứ 5: 04 thìa bột sữa + 2 thìa cà chua và nước táo
  • Thứ 6: 04 thìa bột sữa + 2 thìa bí đỏ nghiền
  • Thứ 7: 04 thìa bột sữa + 2 thìa súp bắp cải
  • Chủ nhật: 04 thìa bột sữa + 2 thìa khoai tây sốt cà chua
Thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 5 tháng tuổi:
Thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 5 tháng tuổi:

Những lưu ý trong cách nấu các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

  • Không nấu cháo cho bé bằng nước lạnh

Nước lạnh sẽ khiến các chất trong gạo bị hòa tan và dễ bay hơi, làm gạo bị trương lên. Do đó, thay vì sử dụng nước lạnh, mẹ nên nấu cháo với nước nóng ấm, vừa giữ được nguyên vẹn các giá trị dinh dưỡng có trong gạo, vừa rút ngắn thời gian nấu. 

  • Không đun lại cháo nhiều lần trong 1 ngày

Lượng cháo mà bé ăn ở giai đoạn 5 tháng tuổi là rất ít, mẹ nên nấu lượng nhỏ, vừa đủ cho mỗi bữa. Trường hợp quá bận rộn, mẹ có thể nấu sẵn cháo trắng, sau đó chia thành từng bữa nhỏ với liều lượng phù hợp và bảo quản trong tủ lạnh. 

  • Nên lựa chọn rau củ theo mùa để nấu các món ăn dặm cho bé 5 tháng

Đây là một trong những cách hiệu quả giúp mẹ đảm bảo mức độ tươi ngon cũng như yếu tố an toàn thực phẩm, tránh các vấn đề như mua phải giống rau củ biến đổi gen hay dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Qua đó, bảo vệ tốt sức khỏe, sự phát triển của trẻ. 

Rate this post

Trả lời