Hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Không phải người mẹ nào cũng tự tin có sữa ngay sau sinh, không phải em bé nào cũng may mắn được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Do đó, việc trang bị kiến thức về sữa bột hay cách pha sữa cho trẻ sơ sinh, cách cho con bú bình,… là điều cần thiết giúp bố mẹ sẵn sàng đón con. Hãy cùng Baby Shark tìm hiểu cách pha sữa và những lưu ý qua bài viết Hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách này nhé. 

Sữa non cho trẻ sơ sinh

Sữa non là gì? Sữa non còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, chất sữa có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai, lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng một vài ngày sau khi sinh, sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, dễ hấp thụ nhất, rất cần thiết, bên cạnh đó còn có các kháng thể miễn dịch của mẹ được truyền  qua bé giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng, sữa non sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10 – 100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày.

Sữa non cho trẻ sơ sinh
Sữa non cho trẻ sơ sinh

Lượng sữa trẻ cần trong từng giai đoạn

Đối với bé 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi: Một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể bé trong mỗi ngày. Áp dụng công thức này sẽ thấy, bé nặng 3 kg thì sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Từ 6 – 12 tháng tuổi: mỗi ngày bé cần khoảng 90 – 120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Đặc biệt, đối với trẻ sinh non tháng, các mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160 – 180ml ​​sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn như tư vấn từ bác sĩ để có lượng sữa phù hợp.

Lượng sữa trẻ cần trong từng giai đoạn
Lượng sữa trẻ cần trong từng giai đoạn

Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức, mẹ nên nhớ được nhu cầu dùng sữa của con. Việc này giúp bé không bị đói hoặc thừa sữa. Sau đây là nhu cầu dùng sữa của bé:

Bé dưới 2 tuần tuổi: 1 muỗng bột và 50ml nước/lần, chia thành 8-10 lần/ngày.

Bé 2 tuần tuổi – dưới 2 tháng tuổi: 2 muỗng bột và 100ml nước/lần, chia thành 7-8 lần/ngày.

Bé 2 tháng tuổi – dưới 6 tháng tuổi: 3 muỗng bột và 150ml nước/lần, chia thành 5-6 lần/ngày.

Trên 6 -12 tháng tuổi trở lên: 4 muỗng bột và 200ml nước/lần, chia thành 4 lần/ngày.

Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Khử trùng dụng cụ pha sữa bột

Pha sữa như thế nào là đúng? Bước đầu tiên trong quy trình pha sữa bột là khử trùng dụng cụ pha sữa cho bé. Việc khử trùng bao gồm rửa thật sạch và tiêu diệt tất cả vi trùng trong các thiết bị hỗ trợ bé bú cho đến khi bé được 12 tháng tuổi là bước rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy rửa tất cả các thiết bị trong nước ấm, nước xà phòng. Tiếp đó dùng cọ rửa chai để cọ sạch tất cả dấu vết còn lại của sữa rồi mới rửa sạch và khử trùng. Bạn có thể sử dụng các phương pháp khử trùng khác nhau, chẳng hạn như làm sôi. Dùng chất hóa học, hơi nước hoặc hơi nước lò vi sóng.

Tuy nhiên, hãy luôn luôn nhớ rằng:

  • Hơi nước có thể gây bỏng da nghiêm trọng. Vì vậy hãy cẩn thận khi đun sôi hoặc xông hơi các thiết bị.
  • Đặt tất cả các thiết bị ngoài tầm với của trẻ em.
  • Tránh các thao tác xử lý không cần thiết lên thiết bị khử trùng và không chạm vào bề mặt bên trong của chai hoặc núm vú cao su.
Khử trùng dụng cụ pha sữa bột
Khử trùng dụng cụ pha sữa bột

Hướng dẫn pha sữa công thức

  • Rửa tay thật kỹ và chắc chắn rằng khu vực chuẩn bị pha sữa được sạch sẽ.
  • Kiểm tra hạn sử dụng dưới đáy hộp hoặc trên bao bì để đảm bảo sữa bột không phải là sữa quá hạn.
  • Pha hết sữa trong vòng một tháng kể từ ngày mở miếng thiếc. Sau một tháng, hãy loại bỏ sữa dù còn hay không.
  • Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt. Đảm bảo sự chính xác về lượng sữa khi pha là rất quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Đun sôi nước sạch trong ấm đun nước hoặc nồi.
  • Đừng để nước sôi ở ngoài nhiệt độ phòng lâu hơn 30 phút trước khi pha sữa cho trẻ sơ sinh. Bởi nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn (những mầm bệnh) ẩn trong sữa bột.
  • Đổ lượng nước nóng cần thiết vào bình sữa.
  • Lưu ý hãy sử dụng muỗng đi kèm với hộp sữa để có thể đo chính xác lượng sữa bột. Một muỗng sữa có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào từng nhãn hiệu sữa khác nhau. Đừng bao giờ đong nửa muỗng vì nó có thể không chính xác lượng sữa. Thay vào đó hãy đổ đầy thể tích muỗng và sau đó có thể đổ lượng sữa thừa đi.
  • Khuấy đều sữa bột bằng dao hoặc thìa vô trùng (lưu ý không được nén sữa xuống). Sau đó hãy đổ sữa bột vào bình đựng nước sôi.
  • Đóng nắp bình sữa và lắc cho đến khi sữa được trộn đều.
Hướng dẫn pha sữa công thức
Hướng dẫn pha sữa công thức

Hướng dẫn pha sữa đối với trẻ sơ sinh

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ pha sạch, nước đun sôi để nguội, rửa sạch tay

Bước 2: Tiệt trùng dụng cụ pha bằng cách cho bình sữa vào nồi đun sôi trong vòng 5 phút. Đảm bảo lượng nước vừa đủ không để phần nhựa chạm đáy nồi dễ bị biến dạng. Tiệt trùng xong vớt bình sữa ra và để cho khô ráo.

Bước 3: Rót nước đun sôi để nguội vào bình theo đúng tỉ lệ cần pha. Mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử chuyên dụng đo nhiệt độ nước pha sữa.

Bước 4: Sử dụng muỗng lường có sẵn trong hộp sữa đong lượng sữa vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ y tế. Đong sữa là muỗng gạt ngang, mẹ không nên đong một cách ước lượng hoặc đong nhiều hay ít hơn tiêu chuẩn. Đảm bảo muỗng khô ráo sau khi đong, một số loại hộp sữa có thiết kế vị trí treo muỗng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bước 5: Lắc hoặc khuấy đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn, kiểm tra lại nhiệt độ bằng nhiệt kế đến nhiệt độ phù hợp và cho bé bú ngay sau khi pha là tốt nhất.

Hướng dẫn pha sữa đối với trẻ sơ sinh
Hướng dẫn pha sữa đối với trẻ sơ sinh

Một số cách giúp các mẹ bảo quản sau khi đã pha sữa

  • Bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa nếu chưa sử dụng ngay
  • trẻ đã bú còn lại thì không nên cho trẻ dùng nữa
  • Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
  • Sữa được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho trẻ bú;
  • Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ;
  • Nếu mẹ và bé phải đi ra ngoài trong một vài tiếng, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ;
  • Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hoặc làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng. Không dùng lò vi sóng hâm sữa.
Một số cách giúp các mẹ bảo quản sau khi đã pha sữa
Một số cách giúp các mẹ bảo quản sau khi đã pha sữa

Một số lưu ý cần thiết khi pha sữa cho trẻ

Pha sữa vừa đủ – Hướng dẫn pha sữa

Mẹ chỉ nên pha lượng sữa phù hợp với nhu cầu bú mỗi cữ bú của bé để đảm bảo con uống hết sữa. Việc pha sữa dư, ép bé uống sẽ dẫn đến nôn trớ và gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu của con.

Một số lưu ý cần thiết khi pha sữa cho trẻ
Một số lưu ý cần thiết khi pha sữa cho trẻ

Không bao giờ dùng lại sữa thừa – Hướng dẫn pha sữa

Đối với lượng sữa đã pha bị thừa, mẹ nên đổ bỏ hoặc uống hết, tránh cho bé sử dụng lần nữa. Do trong sữa dư có chứa nước bọt của trẻ. Sữa cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 1 giờ. Nếu cho trẻ uống lại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột. 

Không pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng là mẹ không được bổ sung bất kỳ thực phẩm hay nước ép nào khác vào sữa (khi chưa có chỉ định chính thức từ bác sĩ chuyên khoa). Bởi điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. 

>> Xem thêm:

Rate this post

Trả lời