Chăm sóc trẻ nhỏ thường xảy ra những trường hợp bất ngờ. Hơn nữa, sẽ có những trường hợp mà các mẹ cần xử lý lập tức cho bé. Vì vậy trong nhà cần có tủ thuốc và Baby Shark sẽ giới thiệu qua bài viết Các loại thuốc cần mua cho trẻ sơ sinh để trong nhà này nhé.
Thuốc ho thảo dược
Những khi thay đổi thời tiết trẻ dễ bị ho, khò khè. Do đó, nên có sẵn thuốc ho trong nhà. Loại có nguồn gốc thảo dược tương đối an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ hãy ra hiệu thuốc và nhờ dược sĩ tư vấn cho sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con nhé.
Còn men vi sinh thường có sẵn dưới dạng ống giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh để trẻ nhanh khỏi và tránh tái phát tiêu chảy.
Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Tủ thuốc cho trẻ nên có sẵn Paracetamol để dùng trong các trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38 độ. Mẹ nên chọn Paracetamol dạng gói bột pha uống với các hàm lượng 80mg, 125mg, 150mg, 250mg vì tiện dùng và dễ bảo quản.
Dạng siro lỏng khó bảo quản và khi mở nắp thường chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày. Còn dạng viên đạn đặt hậu môn phải để trong tủ lạnh, nếu không sẽ bị chảy lỏng và hỏng.
Thuốc bôi da trị bỏng nhẹ, hăm tã Panthenol
Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã. Vì thế trong nhà không nên thiếu thuốc bôi Panthenol. Ngoài ra, Panthenol còn có tác dụng trị bỏng nhẹ, bôi vào vết bỏng sau khi rửa sạch sẽ giúp làm dịu vết thương.
Thuốc sát trùng – Các loại thuốc cần mua cho trẻ sơ sinh
Các loại thuốc sát trùng như Povidone, Xanh methylen rất cần thiết trong các trường hợp trẻ bị tai nạn ngoài da. Mục đích là để rửa vết thương và tránh bị nhiễm trùng. Trẻ vui chơi, nghịch ngợm bị ngã là chuyện bình thường. Do đó, nên có các thuốc này trong nhà để sơ cứu cho trẻ.
Tinh dầu bạc hà, khuynh diệp
Tinh dầu với trẻ nhỏ có rất nhiều công dụng. Khi trẻ bị côn trùng đốt, mẹ hoàn toàn có thể lấy một ít tinh dầu khuynh diệp bôi lên vết đốt. Trẻ sẽ cảm thấy đỡ ngứa và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, với những trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, dùng một ít tinh dầu bạc hà thoa vào quanh rốn rồi mát xa bụng hàng ngày cho trẻ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa đáng kể.
Do đó, hãy thêm tinh dầu bạc hà và tinh dầu khuynh diệp vào tủ thuốc cho bé mẹ nhé.
Thuốc tiêu chảy Oresol, men vi sinh
Tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa nói chung rất phổ biến ở trẻ. Nếu trẻ thường xuyên bị đi ngoài thì mẹ nên chuẩn bị sẵn oresol và men vi sinh. Oresol dạng gói pha với nước sôi để nguội có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ, giúp dự phòng tình trạng mất nước.
Các vật dụng cần thiết khác
- Nước muối sinh lý
Dung dịch NaCl 0,9% chính là nước muối sinh lý. Trong tủ thuốc cũng nên phòng sẵn dung dịch này. Dạng dùng cho trẻ là lọ nhỏ mắt, nhỏ mũi để vệ sinh mắt và mũi cho trẻ hoặc giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
- Bông, gạc, urgo
Bông, gạc, urgo là những dụng cụ y tế cơ bản dùng để cầm máu, băng bó vết thương hở. Bông, gạc cũng dùng để vệ sinh
- Nhiệt kế
Cuối cùng, mẹ đừng quên một chiếc nhiệt kế trong nhà. Có thể chọn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Sử dụng nhiệt kế sẽ giúp đánh giá được mức độ sốt của trẻ, quyết định khi nào cần dùng thuốc và theo dõi được hiệu quả của các biện pháp hạ sốt.
Những loại thuốc khác nên có
- Kháng sinh
Có thể chuẩn bị một trong các loại kháng sinh được dùng trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, theo tư vấn của bác sĩ.
- Thuốc nhỏ, xịt mũi co mạch
Các loại thuốc này cũng nên chuẩn bị sẵn, để dự phòng phải dùng khi trẻ bị ngạt mũi quá, không thở bằng mũi được khi đã dùng các biện pháp khác (như là vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, nước muối biển…).
- Dự phòng thuốc điều trị hen, thở khò khè
Đối với trẻ bị hen, cần chuẩn bị máy khí dung, thuốc khí dung… Sẵn sàng khi không may bé lên cơn hen, khò khè, thở rít.
- Vitamin C, vitamin tổng hợp
Các vitamin này dùng cho bé thiếu hụt vi chất, ốm đau kéo dài, không bổ sung được bằng thức ăn.
- Thuốc bôi ngoài da
Cần chuẩn bị một số thuốc bôi ngoài da dùng khi trẻ bị viêm da mủ, chốc, hăm nặng.
Cần lưu ý phụ huynh không mua loại không có corticoid. Trong trường hợp dùng thuốc có corticoid cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc chống dị ứng
Cần chuẩn bị một trong số các thuốc chống dị ứng nhất là đối với bé có tiền sử bị dị ứng.
Một số lưu ý khi xây dựng tủ thuốc gia đình
Đối với tủ thuốc gia đình, nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Tránh xa tầm với của trẻ nhỏ. Hàng năm, phụ huynh cần tiến hành rà soát tủ thuốc một lần. Để loại bỏ những sản phẩm hết hạn. Gia đình nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua. Để biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.
Ngoài ra, phụ huynh nên dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí sơ cứu trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình. Trong tủ nên để sổ y bạ hoặc sổ để ghi chép theo dõi sức khỏe các thành viên khác trong gia đình. Trong sổ nên ghi tóm tắt về những lần trẻ ốm, thuốc trẻ đã dùng, kỳ tiêm vaccine đã thực hiện, những kỳ hẹn tiếp theo.
>> Xem thêm: